Translate

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Sơ lược tiểu sử Vũ Công Thủy Tổ (804 - 853)

Theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử dòng họ Vũ-Võ Việt Nam, vào đời nhà Đường (khoảng đầu thế kỷ thứ 9), có một vị quan tên Vũ Huy, là người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi nghỉ hưu, ông Vũ Huy vốn tinh thông khoa địa lý phong thủy. Trên đường đi du ngoạn đến đất Giao Châu, ông thấy một thế đất đẹp ở ấp Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, đất Hồng Châu (nay là khu Nhân Hưng, T. trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), trên cánh đồng có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn, tựa như 98 ngôi sao  chầu  về  mặt  trời  (cửu thập bát tú triều dương). Gò ấy địa  phương gọi là Đống Dờm. Theo thuyết địa lý- phong thủy, nếu mộ táng ở đây con cháu sẽ phát về khoa bảng, công danh hiển hách. Cụ Vũ Huy quay trở về Phúc Kiến đưa hài cốt thân phụ sang táng ở Đống Dờm, rồi làm nhà ở tạm để trông nom ngôi mộ.
Khi ấy, ở làng Mạn Nhuế có thôn nữ tên Nguyễn Thị Đức, con nhà nề nếp, tính tình đoan trang, phúc hậu. Có lẽ do duyên trời đã định, nên gia đình cô thôn nữ chấp nhận lời cầu hôn của ông Vũ Huy. Được hơn một năm, bà có thai, ông đưa bà trở về Phúc Kiến.


Ảnh 1: Tượng Ngài tại miếu thờ ở làng Mộ Trạch,
         xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương
                                       Ảnh: Vũ Hữu Chính