Translate

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

HĐDH Vũ - Võ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 1 nhiệm kỳ 2013-2018


Ngày 23/02/2013 HĐDH Vũ- Võ tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội lần thứ 1 nhiệm kỳ 2013-2018 tại Hội trường lớn Đoàn an dưỡng 198 Học viện Lục quân Đà Lạt, TP. Đà Lạt. Đến dự có ông  Vũ Hữu Sâm, Vũ Tráng (HĐDH Vũ - Võ Việt Nam), ông Võ Văn Hiến, Vũ Ngọc Thạch, Vũ Đăng Giáp, Đặng Vũ Bổng, Vũ Hữu Chính (HĐDH Vũ - Võ phương Nam), ông Vũ Duy Hà, Vũ Thái Hà (HĐDH Vũ - Võ tỉnh Bình Phước), ông Võ Thành Văn (HĐDH Vũ - Võ tỉnh Đồng Tháp) cùng khoảng 200 bà con đồng tộc ở TP. Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương… Đặc biệt có ông Phan Hoàng Anh (PCT. MTTQ tỉnh Lâm Đồng) đến dự và phát biểu.
Sau lễ dâng hương Thủy Tổ, báo cáo hoạt động và quy ước dòng tộc, BCH ra mắt do ông Vũ Thuộc làm chủ tịch HĐDH Vũ- Võ tỉnh Lâm Đồng nhận nhiệm vụ.
 
                                                                                       TIN VÀ ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI

Ảnh 1: Tiết mục văn nghệ của Đoàn ca múa nhạc Lâm Đồng

Ảnh 2: Toàn cảnh Đại hội 

Những người con họ Võ Lập nghiệp đầu tiên trên đảo Lý Sơn



Huyện đảo Lý Sơn còn gọi là Cù Lao Ré, được tách ra từ huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi, bởi quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1992, cách đất liền 22 km khoảng 15 hải lý. Huyện gồm có 3 xã: Hai xã An Hải và An Vĩnh nằm trên đảo lớn (Cù Lao Ré), một xã An Bình nằm trên đảo nhỏ (Hòn Ré) có diện tích 9.970 km2. Dân số toàn huyện có 20.460 người trong đó số dân mang dòng máu họ Võ chiếm 10% tức là 2.046 người.
Đảo Lý Sơn là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25 – 30 triệu năm. Các mạch nước nóng ngầm, dưới chân núi lửa cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ cho huyện đảo. Về kinh tế dân sống bằng nghề khai thác cá biển và trồng tỏi, hành. Từ thế kỷ XVII Chúa Nguyễn đã thành lập hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh huyện Bình Sơn phủ Quảng Ngãi ra đảo này thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm đem về nộp cho nhà vua…Trong thời gian chống Mỹ, đảo Lý Sơn là địa điểm hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để kiểm soát hoạt động của tàu bè dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay, các trạm ra đa và ra đa tầm xa N50 của hải quân Việt Nam hoạt động trên toàn bộ đảo này.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Phát huy tinh thần quyết thắng của ngày Toàn quốc kháng chiến để bảo vệ chủ quyền của Việt nam ở biển đông.



Dân tộc Việt Nam ta còn nhớ mãi cách đây 68 năm (12-1946) thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-45 Nam bộ thành đồng của tổ quốc đã phải nổ súng đánh nhau với quân Pháp. Tháng 10-1945 Trung bộ (Khánh hòa) đã lập mặt trận chống lại quân Pháp ngay giữa thành phố Nha trang. Ở miền bắc lợi dụng việc giải giáp quân Tưởng Giới Thạch, thực dân Pháp hầu như những vị trí xung yếu từ thủ đô Hà Nội đến các thị xã, thành phố đều có mặt quân lính Pháp. Tháng 11-1946 chúng đã đánh chiếm Hải phòng và Lạng sơn. Ở Hà nội chúng đã gây sức ép, đe dọa khiêu khích nổ súng nhiều nơi, bắn vào bộ đội ta, nhân dân ta, gây nên tình hình hết sức căng thẳng, đưa đất nước ta đứng trước một tình thế hết  sức nghiêm trọng.
Dù vậy Bác Hồ và Đảng ta vẫn bình tĩnh tìm mọi cách đàm phán, thương lượng để tránh cho đất nước ta một cuộc chiến tranh. Mặc dù thực dân Pháp ngày càng trắng trợn, Bác Hồ và Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta vẫn tìm đủ mọi cách để cứu vãn tình thế, với tinh thần “Còn nước, còn tát”.
Song như BÁC HỒ đã nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”.
            Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, nắm vững tình hình địch ta, khi biết được kẻ địch sẽ đánh ta, chiến tranh sẽ không tránh khỏi, nên Đảng và Chính phủ đã bàn kế hoạch đối phó. Đến ngày 16-12-1946 chỉ huy quân Pháp gửi hai tối hậu thư nói rõ, chậm nhất là 20-12 Pháp sẽ nắm toàn quyền trị an Hà nội. Đứng trước tình thế không có con đường nào khác, nêu cao trách nhiệm trước vận mệnh Tổ quốc, trước nhân dân Bác Hồ và Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm, ra lệnh nổ súng, toàn quốc kháng chiến vào 20 giờ ngày 19-12, khởi đầu tại mặt trận  thủ đô Hà nội. Ngày 19-12-1946 mở đầu cho cuộc kháng chiến 30 năm chống Thực dân và Đế quốc đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi về tinh thần yêu nước, quật khởi của dân tộc ta trước những kẻ thù xâm lược  tàn bạo và ngạo mạn.