Trải
qua một thời gian khá dài để lắng nghe sự tham gia góp ý của các
tầng lớp nhân dân trong nước và Việt kiều yêu nước, đối với Hiến Pháp
mới sửa đổi năm 2013 (gọi tắt Hiến Pháp 2013); mãi tới kỳ họp khóa
XIII Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới nhất trí
thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2014.
Qua
nghiên cứu Hiến Pháp sửa đổi, đối chiếu với các Hiến Pháp trước đây
và Hiến Pháp năm 1992 thì Hiến Pháp năm 2013 về bố cục, các chương,
điều, khoản cơ bản vẫn giữ nguyên như Hiến Pháp năm1992. Tuy nhiên Hiến
Pháp năm 2013, câu chữ và nội dung có gọn nhẹ, rõ ràng sâu sát với
tình hình thực tế về chính trị,
kinh tế của đất nước thời kỳ đổi mới.
So
với Hiến Pháp năm 1992. Hiến Pháp 2013 có 11 chương 120 điều, giảm 1
chương và 27 điều. Điểm sáng tạo
nhất của Hiến Pháp năm 2013 đã
gộp hai chương I và II của Hiến Pháp năm 1992 làm thành một chương gọi
là (chương II) thể hiện được sự gắn kết giữa sự phát triển kinh tế
– xã hội và những vấn đề khác của đất nước ta trước ngưỡng cửa
hội nhập quốc tế.
Đặc biệt Hiến Pháp năm 2013 có
cấu trúc một chương mới hoàn toàn đó là chương X nói về “Hội đồng
bầu cử Quốc gia và kiểm toán Nhà nước”.
Về
lời nói đầu của bản Hiến Pháp 2013, ngắn ngọn súc tích hơn lời nói
đầu của Hiến Pháp 1992, nhưng vẫn thể hiện được tính Lịch sử của
đất nước trải qua trên bốn ngàn dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta, ghi nhận được các cột mốc và thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà
nước, dân tộc ta đã giành được qua các thời đại. Thể chế hóa cương
lĩnh của Đảng vào Hiến Pháp, đồng thời vẫn mang tính kế thừa của
các Hiến Pháp trước đây; Thể hiện được ý chí, nguyện vọng và tính
quyết tâm của nhân dân ta, dân tộc ta trong việc xây dựng, bảo vệ và
thực thi Hiến Pháp mới với mục đích cao cả đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng
và văn minh”.
Những điểm
đổi mới cơ bản nhất của một số chương điều trong bản Hiến Pháp năm
2013 như sau: