Translate

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Lịch sử dòng họ Vũ - Võ


Theo cổ sử từ những năm trước công nguyên, người Hán đã chèn ép dân tộc Việt thuộc dòng Bách Việt. Người Bách Việt phải về phía sau và chia thành 4 quốc gia gồm: Đông Việt, Mân Việt, Lạc Việt. Tới năm 960 thì dòng Bách Việt bị người Hán xâm chiếm và cố tình đồng hóa. Trên bản đồ chỉ còn lại vùng đất Giao Châu do người Mân Việt là chưa bị đồng hóa. Người Hán đặt sự cai trị lên vùng đất này.
Theo sử cổ ghi lại thì dòng họ VŨ xuất phát từ Trung Hoa. Vua của nước Bái là Chu Bình Vương có một người vợ bị thất lạc khi đã mang thai. Sau đó bà sinh được người con trai. Khi sinh ra bàn tay của đứa bé có nét hoa văn hình chữ vũ      Bà chọn hình đó đặt tên cho con là Vũ. Con cháu hậu duệ của ông Vũ lấy tên ông đặt cho dòng họ. Vậy là dòng họ VŨ đã có khoảng trên 2000 năm.
Dòng họ Vũ phát triển rất đông đúc ở nước Bái, quận Thái Nguyên. Vì chinh chiến liên miên nên họ VŨ phải tản đi mọi miền, đặc biệt tập trung ở phía Nam, giáp ranh với đất Giao Châu, tức là Việt Nam ta ngày nay.
Vào cuối thế kỷ thứ 8 tức là khoảng trên 1200 năm, ông Vũ Cộng Huy là người phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến, ông làm quan thời nhà Đường, ông rất giỏi về thiên văn địa lý. Năm 60 tuổi ông về hưu, vẫn chưa có con nối dõi tông đường nhân một chuyến du ngoạn sang đất Giao Châu, ông tới làng Mạn Nhuế thuộc huyện Nam Xách tỉnh Hải Dương bây giờ. Ở đây ông tìm được một ngôi đất đẹp “Cửu thập bát tự Triều Dương” tức là gần 100 gò đất tròn quanh ngôi gò đất lớn, tạo nên thế “Bách nhạn Hồi Sào” có nghĩa là 100 con chim nhạn chầu về một tổ. Ông quyết định về quê mang hài cốt của cha sang đây táng. Chính vì thế mà ở làng Mộ Trạch hiện nay có câu đối:
Vi tử tôn lập vạn đại cơ – khanh tướng công hầu Võ Thị Loan”. Có nghĩa là: Vì con cháu lập nghiệp muôn đời, bất cứ thời nào cũng có người tài giỏi.

Theo thần phả thì vào thời ấy ở làng Mạn Nhuế có một cô thôn nữ rất xinh đẹp, con nhà gia giáo, tính nết đoan trang và hiền thục có tên là Nguyễn Thị Đức. Ông đã nhờ người mai mối và tác thành hôn sự. Được hơn một năm thì bà Đức có mang. Ông đưa bà về Cố Hương, tỉnh Phúc Kiến để sinh nở. Đêm ngày 8 tháng giêng năm giáp Thân tức là năm 804 bà Đức hạ sinh người con trai đặt tên Vũ Hồn. Theo thần phả thì Vũ Hồn sinh ra rất khôi ngô, tuấn tú và thông minh, ông học đâu nhớ đấy, học một biết 10. Năm 12 tuổi ông đã làm thông kinh sử. Năm 16 tuổi ông thi Đình đỗ thủ khoa. Ông không những giỏi về văn chương, võ nghệ lại còn tinh thông cả thiên văn địa lý và bốc thuốc chữa bệnh cứu người, ông là người tài ba lỗi lạc đứng vào bậc nhất thiên hạ thời bấy giờ. Ông được vua Đường rất sủng ái và phong chức “Ngự sử Đô Đài”. Năm Tân Dậu 841 vua Đường là Vũ Tông Viêm cử ông đi sứ Giao Châu với chức quan “An Nam Đô hộ sứ”. Hay còn gọi là “Kinh lược sứ”.
Nhân chuyến đi thăm ngôi mộ của ông nội ở gò Đồng Đởm – Hải Dương, ông đã tìm ra một thế đất rất đẹp “Ngũ mã tiêu châu – Thất tinh ứng hậu – Thần đồng dáng đứng – Bảng bút kề bên”. Có nghĩa là trên một cánh đồng ngập nước nổi lên 5 gò đất, hình dáng như 5 con ngựa và 7 gò như 7 vì sao, một cây cao như ngọt bút và đầm nước như nghiên mực. Đây là vùng đất linh thiêng sẽ phát đạt về đường võ tướng và khoa bảng.
Năm 847 nhà Đường suy thoái. Dù là quan Kinh lược sử nhưng ông rất được người dân Giao Châu yêu quí. Ông quyết định treo ẩn từ quan và ở lại quê ngoại để phụng dưỡng mẹ già, thực hiện tâm nguyện: “Muốn cho con cháu làm quan, thì tìm thiên mã phương nam đứng đầu, muốn cho kế thế công hầu, thì tìm chiêng trống bầy chầu hai bên”. Từ đó ông đồng hóa thành người Việt “cầm đất lập áp địa linh” tại “ngũ mã tiền chầu, thất tinh hậu ứng” ông mở trường dạy học, ông hướng dẫn cho nông dân cày cấy, ông quyết làm cho vùng đất này là Khả Mộ - có nghĩa là vùng đất đáng ngưỡng mộ. Sau đổi là Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Hồn hết lòng vì dân, dân yêu kính ông như cha mẹ suy tôn ông là “Hương Thủy Tổ” có nghĩa là ông Tổ của quê hương. Chính nơi đây sau này đã trở thành cội nguồn và là gốc tích của dòng họ VŨ – Mộ Trạch – Việt Nam.
Vào năm Canh Ngọ 850 mẫu thân của ông qua đời. Ông đưa linh cửu của mẹ về mai táng tại huyện Chí Lĩnh – tỉnh Hải Dương.
Ba năm sau vào ngày mồng 3 tháng chạp năm Quý Dậu tức là năm 853, ông đang ngồi giảng bài cho học sinh, bỗng nhiên đột tử, hưởng thọ 49 tuổi. Dân làng Mộ Trạch và Đồng Môn lo tang lễ cho ông như cho cha mẹ mình tại khu đất mà ông đã chọn từ trước. Khi chuẩn bị hạ huyện thì mưa gió, sấm chớp nổi lên đùng đùng, không sao đắp được mộ cho ông. Hôm sau trời quang mây tạnh dân làng kéo ra, thì đã thấy một gò đất nổi lên trùm kín cả phần mộ của ông.
Quan huyện cho rằng đây là điều linh thiêng, truyền cho dân làng lập miếu thờ. Vua Đường tuy phong cho ông là Thành Hoàng và sắc phong Phúc Thần và xây mộ gọi là Mả Thần. Từ đó con cháu hậu duệ tôn kính gọi là: Vũ Công Thần Thủy Tổ Vũ Hồn, dòng họ VŨ.
Trong đền thờ Vũ Hồn và phu nhân còn thờ các quan trạng như trạng văn Lê Nại, trạng võ Vũ Phong, trạng toán Vũ Hữu, và trạng cờ Vũ Huyến. Trong sử sách còn ghi: “Nam thiên tứ trạng Mộ Trạch kiêm chí” có nghĩa là nước Nam có 4 trạng thì Mộ Trạch đã chiếm hết.
Qua các thời đại các vua chúa Việt Nam có những sắc phong cho Vũ Hồn là Phúc Thần, Thượng Đẳng Thần và tối linh Đại Vương.
Năm 1991 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia cho miếu và đình làng Mộ Trạch thờ Vũ Hồn.
Mộ Trạch là điểm son chói ngời về học vấn làm quan văn, quan võ thời xa xưa. Năm 1656 Hội thi đình cả nước có 3000 thí sinh, 6 người đỗ cao thì Mộ Trạch đã chiếm 3. Về sau khi về thăm Mộ Trạch vua Tự Đức đã có bút phê “nhất gia bàn thiên hạ” có nghĩa là một làng bằng nửa nước. Hội thi đình năm 1659 Mộ Trạch tôn vinh qui một lúc 4 ông nghè. Bia văn miếu khắc ghi 36 tiến sĩ dòng họ Vũ ở Mộ Trạch.
Để ghi nhớ ngày sinh và ngày mất của đức thần Thủy Tổ Vũ Hồn chúng ta ghi nhớ:
Mồng tám tháng giêng sinh thành
Mồng ba tháng chạp ngày lành qui tiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét